Phòng sạch là gì?
Nhiều nhà máy, khu công nghiệp hiện nay thường trang bị phòng sạch để nâng cao chất lượng trong sản xuất. Vậy thực chất, phòng sạch là gì? Môi trường này có đảm bảo an toàn cho người lao động? Làm việc trong phòng sạch có độc hại không? Công nhân cần tuân thủ nguyên tắc nào khi lao động trong khu vực đặc biệt này?
Phòng sạch (Cleanroom) là một phòng được xây dựng và sử dụng để giảm thiểu sự ra vào và lưu giữ các hạt trong không khí, đồng thời kiểm soát các thông số liên quan khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khi cần thiết. Khi tất cả các yếu tố trong phòng đều được kiểm soát sẽ giúp hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm chéo của sản phẩm trong quá trình nghiên cứu, sản xuất đảm bảo vô trùng.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG SẠCH
Phòng sạch được sử dụng lần đầu tiên là trong lĩnh vực y tế. Mở đầu là các công trình nghiên cứu của Pasteur, Koch, Lister và các nhà sinh học tiên phong khác đã chỉ ra rằng sự nhiễm khuẩn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh, mà một trong những nguyên nhân của sự nhiễm khuẩn là sự mất vệ sinh trong môi trường. Lần đầu tiên vào những năm 1860, Joseph Lister (một giáo sư ở Đại học Tổng hợp Glasgow) đã thiết lập một hệ thống phòng khép kín nhằm hạn chế bụi bẩn, chống sự nhiễm khuẩn ở Viện xá Hoàng gia Glasgow (Royal Infirmary, là một Viện xá thành lập bởi ĐH Glasgow, ngày nay tách ra làm 2 phần mang tên là Glasgow Western Infirmary và Glasgow Royal Infirmary). Đây chính là phòng sạch sơ khai đầu tiên.
Hệ thống phòng sạch sử dụng cho sản xuất được bắt đầu sử dụng vào thời gian chiến tranh thế giới thứ hai để cải tiến các súng ống, vũ khí quân sự. Và hiện nay, phòng sạch được sử dụng cho nhiều lĩnh vực: y tế, khoa học và kỹ thuật vật liệu, linh kiện điện tử, lý, hóa, sinh, cơ khí chính xác, dược… Về cơ bản, tất cả các chất gây ô nhiễm cần phải được kiểm soát để đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn người lao động howcj tính toàn vẹn của nghiên cứu. Phòng sạch thực sự phải đáp ứng các chỉ tiêu về số lượng và kích thước của các hạt trong một thể tích không khí xác định.
ỨNG DỤNG PHÒNG SẠCH
Phòng sạch đóng vai trò quan trọng của các nhà máy sản xuất trong nhiều lĩnh vực:
– Phòng sạch dược phẩm:
Các sản phẩm tạo ra đảm bảo không gây biến chứng nhiễm vi khuẩn cho người sử dụng.
Ngăn ngừa sự xâm nhập các vi khuẩn gây hại trong quá trình sản xuất các loại thuốc chữa bệnh.
– Phòng sạch thực phẩm:
Trong quá trình sản xuất thực phẩm, phòng ngừa tối đa sự xâm nhập và sinh sản của vi khuẩn gây hại.
Thực phẩm được bảo quản tốt hơn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
– Phòng sạch bệnh viện:
Với phòng mổ và ngân hàng máu, giúp tạo ra môi trường vô trùng, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
– Phòng sạch điện tử:
Khi sản xuất các bo mạch, chip điện tử, phòng sạch giúp loại bỏ các hạt bụi trong không khí, đẩm bảo sự chính xác cho sản phẩm.
– Phòng sạch mỹ phẩm
Sản xuất mỹ phẩm dễ khiến vi khuẩn xâm nhập khá hủy các thành phần trong mỹ phẩm. Việc sử dụng phòng sạch sẽ làm tránh vi khuẩn sinh sản trong quá trình sản xuất và bảo quản.
TIÊU CHUẨN PHÒNG SẠCH
Tiêu chuẩn phòng sạch là một trong những yêu cầu cần đáp ứng đối với bất kỳ phòng sạch nào. Để được đánh giá là phòng sạch, cần đảm bảo thông số về các yếu tố sau:
Phòng sạch ngoài nhiệt độ và áp suất được điều chỉnh như các phòng điều hòa thông thường thì còn cần yêu cầu khắt khe hơn về áp suất, độ sạch và nhiễm chéo. Do không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp nên việc kiểm soát áp suất giúp ngăn ngừa không cho không khí, bụi, sinh vật… từ khu vực khác sang khu vực phòng sạch.
Độ sạch của phòng được quyết định bởi số lần trao đổi gió và phin lọc. Số lần trao đổi gió càng lớn thì nồng độ hạt bụi càng giảm, giảm chất ô nhiễm sinh ra trong phòng. Do đó với mỗi cấp độ sạch khác nhau thì số lần trao đổi gió và phin lọc cũng khác nhau.
Đối với phòng sạch, nhiễm chéo là tiêu chí khá phức tạp và khó kiểm soát bởi nó có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra cả từ bên trong và bên ngoài. Việc đặt ra tiêu chuẩn về nhiễm chéo giúp hạn chế tối đa các tạp chất, thành phần lạ xuất hiện sẽ phá hủy hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm.
Trong số đó, thông số về hàm lượng bụi là quan trọng nhất. Dựa vào thông số về số lượng các hạt bụi trong phạm vi kích thước nhất định, người ta phân thành các cấp độ phòng sạch khác nhau.
Trạng thái phòng sạch
Ngoài ra, trong kiểm tra, đánh giá hệ thống phòng sạch còn cần xem xét các hoạt động tiến hành trong khu vực sạch. Do sự di chuyển của nguyên liệu, hàng hóa, sự đi lại của nhân viên hoặc các hoạt động của quá trình sản xuất mà có thể dẫn đến việc nhiễm bụi hay nhiễu loạn bụi trong hệ thống phòng sạch. Có ba trạng thái có thể ảnh hưởng đến đánh giá cấp độ phòng sạch trong bất cứ phân loại phòng sạch nào:
Trạng thái thiết lập: phòng sạch được xây dựng xong nhưng chưa có thiết bị.
Trạng thái ngưng nghỉ: phòng sạch đã được lắp đặt các thiết bị và đưa vào vận hành nhưng không có nhân viên đang làm việc.
Trạng thái hoạt động: các trang thiết bị, máy móc trong phòng sạch đang được vận hành theo quy trình sản xuất và có mặt của nhân viên vận hành theo yêu cầu.